Thừa kế là gì?
Thừa kế được hiểu là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống theo quy định pháp luật, tài sản để lại gọi là di sản.
Trong đó, thừa kế được chia thành 02 hình thức:
– Thừa kế theo di chúc: là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi họ còn sống bằng di chúc.
– Thừa kế theo pháp luật: là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định
Khác nhau giữa thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
Về căn bản, thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật đều là các hình thức để người thừa kế hưởng di sản do người khác để lại sau khi người này mất. Tuy nhiên, hai hình thức này vẫn có những khác biệt cơ bản như sau:
Tiêu chi đánh giá | Thừa kế theo di chúc | Thừa kế theo pháp luật |
Cơ sở pháp lý | Từ Điều 624 đến Điều 648 Bộ luật dân sự 2015 (Chương XXII) | Từ Điều 469 đến Điều 655 (Chương XXIII) |
Khái niệm | Thừa kế theo di chúc được hiểu là sự thể hiện ý chí của cá nhân (có đủ điều kiện để thành lập di chúc theo quy định của pháp luật) để lại tài sản của mình cho người khác sau khi chết. (Điều 624 Bộ luật dân sự 2015) | Thừa kế theo pháp luật được hiểu là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. (Điều 649 Bộ luật dân sự 2015) |
Đối tượng được hưởng thừa kế |
(Trừ trường hợp thuộc những người không được quyền hưởng di sản được quy định tại Điều 621 Bộ luật dân sự: a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
| Những người thuộc hàng thừa kế theo Điều 651 Bộ luật dân sự 2015.
|
Hình thức để lại di sản | Người để lại di sản lập di chúc theo hai hình thức:
| Không cần có văn bản, di nguyện bằng miệng |
Trường hợp áp dụng |
| Theo quy định tại Điều 650 Bộ luật dân sự 2015.
|
Thừa kế thế vị | Không áp dụng | Theo quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự 2015: Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. |
Phân chia di sản | Theo quy định tại Điều 659 Bộ luật dân sự 2015: – Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. – Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. -Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản. | Theo quy định tại Điều 660 Bộ luật dân sự 2015:
|
Dịch vụ Luật sư thừa kế tại Công ty Luật TNHH Võ & Cộng Sự: https://voconsultants.vn/thua-ke/
Mọi vấn đề cụ thể, Quý khách hàng có thể liên hệ với Võ & Cộng Sự để được tư vấn chi tiết.
Luật sư tư vấn: 0909865891 – 0901476391
Hoặc gửi yêu cầu qua địa chỉ email: hello@voconsultants.vn
Địa chỉ văn phòng làm việc: Tầng 8, Tòa nhà Callary, số 123 Lý Chính Thắng, phường Võ Thị Sáu, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Trân trọng./.