• hello@voconsultants.vn
  • (+84) 909 865 891

Quyền lợi của người lao động đóng bảo hiểm xã hội khi sinh con

Index

Chế độ khám thai, thai sản, nghi ngơi dưỡng sức sau sinh là quyền lợi hết sức quan trọng cho Người lao động khi sinh con. Và cũng là yếu tố giúp cho Người lao động nữ vẫn có thời gian chăm sóc con cái nhưng vẫn đảm bảo nguồn thu nhập. Người lao động nam thì cũng đảm bảo thời gian có thể chăm sóc vợ và con của mình. Thông qua bài viết này, Võ Consultants rất mong cung cấp được các thông tin về các quyền lợi của người lao động nữ khi sinh con.

Theo quy định của Luật BHXH hiện nay thì từ lúc mang thai cho đến khi sinh con, NLĐ sẽ có những quyền lợi cụ thể như sau:

  • Chế độ khi khám thai sản;
  • Chế độ sinh con;
  • Trợ cấp 1 lần khi sinh con;
  • Viện phí sinh con;
  • Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi sinh con.

Chế độ khám thai

Quyền lợi thứ nhất, chế độ khi khám thai sản. Theo quy định tại Điều 32 Luật BHXH 2014 thì trong suốt giai đoạn thai kỳ, LĐ nữ được nghỉ làm để đi khám thai 05 lần, mỗi lần khám thai là 01 ngày. Trong trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở xa hoặc LĐ nữ có bệnh lý, thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày/ lần khám thai.

Mức hưởng lương ngày nghỉ khám thai trong thời gian LĐ nữ nghỉ để đi khám theo như quy định trên thì tiền lương chi trả cho LĐ nữ sẽ do BHXH chi trả được tính như sau:

Mức hưởng là bằng mức lương tháng đóng BH chia cho 24 ngày X số ngày nghỉ đi khám thai.

Chế độ sinh con

Đến khi sinh con, thì NLĐ sẽ được hưởng chế độ như sau:

  1. Đối với người mẹ:

Theo quy định tại Điều 139 Bộ luật lao động, Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội, người mẹ mang thai có thời thời gian hưởng chế độ thai sản để sinh con và chăm sóc con mới sinh trong trường hợp sinh 1 con là 06 tháng; trường hợp sinh từ 02 con trở lên thì từ con thứ hai trở lên, mỗi con thì mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Chúng ta lưu ý, người mẹ chỉ được nghỉ thai sản sớm nhất là trước khi sinh con không quá 02 tháng.

Ngoài thời gian hưởng chế độ thai sản để nghỉ ngơi và chăm sóc như trên, để đảm bảo thu nhập cho việc nuôi con nhỏ. Bảo hiểm xã hội sẽ chi trả số tiền hưởng chế độ thai sản bằng tiền tháng lương trung bình đóng BHXH x số tháng nghỉ hưởng chế độ thai sản.

2. Đối với người bố:

Khi người mẹ sinh con, đòi hỏi người bố phải có thời gian để chăm sóc vợ và con mới sinh, chính vì vậy pháp luật quy định thời gian hưởng chế độ thai sản của người bố là:

  • Trường hợp người mẹ sinh 01 con và sinh thường thì người bố được nghỉ 05 ngày làm việc; Người mẹ sinh mổ hoặc sinh con dưới 32 tuần thì người bố được nghỉ 07 ngày làm việc để chăm con và vợ mới sinh.
  • Trường hợp người mẹ sinh đôi trở lên và sinh thường thì người bố được nghỉ 10 ngày làm việc + 03 ngày làm việc/ mỗi con từ con thứ 3 trở lên; Trường hợp người mẹ sinh mổ thì người bố được nghỉ 14 ngày làm việc để chăm con và vợ mới sinh + 03 ngày làm việc/ mỗi con từ con thứ 3 trở lên

Khác với người mẹ, sau thời gian này người bố vẫn đi làm bình thường và nhận lương từ doanh nghiệp, BHXH không chi trả chế độ thai sản ngoài số ngày đã nghỉ như trên để chăm sóc vợ, con mới sinh.

Trợ cấp 1 lần khi sinh con và Viện phí cho con

Và khi sinh con, cũng theo quy định tại Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội, Người mẹ có đóng bảo hiểm xã hội còn được hưởng trợ cấp 1 lần sinh con với mức hưởng bằng 02 tháng lương cơ sở cho mỗi con.

Ngoài ra thì chi phí viện phí cho việc sinh con còn được BHYT chi trả từ 80% đến 100% theo quy định pháp luật.

Dưỡng sức, phục hồi sức khỏa sau sinh:

Sau thời gian nghỉ thai sản, Người mẹ sẽ quay lại công việc. Tuy nhiên trong trường hợp sức khoẻ người mẹ chưa đáp ứng được công việc, theo quy định tại Điều 103 Luật Bảo hiểm xã hội, Người mẹ được quyền nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau sinh với thời gian nghỉ cụ thể như sau:

  • Tối đa 10 ngày: sinh một lần từ hai con trở lên;
  • Tối đa 07 ngày: sinh mổ;
  • Tối đa 05 ngày: trường hợp khác

Mức lương hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sau sinh: Một ngày = 30% mức lương cơ sở

Author

Author

Lawyer Vo Thi Man

Scan the QR code to connect with us

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x