Quy định về ghi nợ lệ phí trước bạ
Lệ phí trước bạ là gì?
Theo khoản 2 Điều 3 Luật Phí và lệ phí năm 2015, lệ phí là “khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan Nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý Nhà nước được quy định trong danh mục lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí.”
Tại Điều 4 Nghị định 10/2022/NĐ-CP quy định: người đi nộp lệ phí trước bạ là: “Tổ chức, cá nhân có tài sản thuộc đối tượng chịu lệ phí trước bạ quy định tại Điều 3 Nghị định này phải nộp lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ các trường hợp thuộc đối tượng miễn lệ phí trước bạ”.
Như vậy, từ những quy định trên, có thể hiểu lệ phí trước bạ là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân có tài sản thuộc đối tượng chịu lệ phí trước bạ phải nộp khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp được miễn.
Đối tượng chịu lệ phí trước bạ?
Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, đối tượng chịu lệ phí trước bạ bao gồm:
“1. Nhà, đất. 2. Súng săn; súng dùng để tập luyện, thi đấu thể thao. 3.Tàu theo quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa và pháp luật về hàng hải (sau đây gọi là tàu thủy), kể cả sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy, tàu ngầm, tàu lặn; trừ ụ nổi, kho chứa nổi và giàn di động. 4. Thuyền, kể cả du thuyền. 5. Tàu bay. 6. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (sau đây gọi chung là xe máy). 7. Ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. 8. Vỏ, tổng thành khung, tổng thành máy, thân máy (block) của tài sản quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều này được thay thế và phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
Trường hợp ghi nợ lệ phí trước bạ
Căn cứ vào Điều 9 Nghị định 10/2020/ND-CP, các trường hợp được ghi nợ lệ phí trước bạ được quy định như sau: “Ghi nợ lệ phí trước bạ đối với đất và nhà gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng được ghi nợ tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai về thu tiền sử dụng đất. Khi thanh toán nợ lệ phí trước bạ thì hộ gia đình, cá nhân phải nộp lệ phí trước bạ tính theo giá nhà, đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ.”
Đối tượng được ghi nợ tiền sử dụng đất theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 79/2019/NĐ-CP gồm: “1. Hộ gia đình, cá nhân (gồm: người có công với cách mạng; hộ nghèo; hộ gia đình, cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số; hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa bàn cấp xã được công nhận là địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn) được ghi nợ tiền sử dụng đất trong trường hợp được giao đất tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai.”
Tuy nhiên, “Việc xác định người có công với cách mạng được thực hiện theo quy định của pháp luật về người có công. Việc xác định hộ nghèo; hộ gia đình, cá nhân là đồng bào dân tộc thiểu số hoặc hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa bàn cấp xã được công nhận là địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
Quy định về tiền thuế sử dụng đất
Thuế sử dụng đất là gì?
Thuế sử dụng đất là một khoản phí phải nộp vào ngân sách nhà nước do người sử dụng đất thực hiện trong quá trình sử dụng đất thuộc đối tượng chịu thuế.
Hiện nay thuế sử dụng đất gồm có thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
Thuế sử đụng đất đối với đất nông nghiệp
- Đối tượng nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp gồm:
Căn cứ vào Điều 1 Nghị định 74-CP, Tổ chức, cá nhân sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp có nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp (gọi chung là hộ nộp thuế) gồm:
“1. Các hộ gia đình nông dân, hộ tư nhân và cá nhân; 2. Các tổ chức, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất dành cho nhu cầu công ích của xã; 3. Các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản bao gồm nông trường, lâm trường, xí nghiệp, trạm trại và các doanh nghiệp khác, cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức xã hội và các đơn vị khác sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.”
- Đất chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp gồm:
Căn cứ tại Điều 2 Nghị định 74-CP, quy định, đất chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp gồm:
“1. Đất trồng trọt là đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ. Đất trồng cây hàng năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng (từ khi trồng đến khi thu hoạch) không quá 365 ngày như lúa, ngô, rau, lạc… hoặc cây trồng một lần cho thu hoạch một vài năm nhưng không trải qua thời kỳ xây dựng cơ bản như mía, chuối, cói, gai, sả, dứa (thơm).. Đất trồng cây lâu năm là đất trồng các loại cây có chu kỳ sinh trưởng trên 365 ngày, trồng một lần nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm và phải trải qua một thời kỳ xây dựng cơ bản mới cho thu hoạch như cao su, chè, cà phê, cam, quýt, nhãn, cọ, dừa… Đất trồng cỏ là đất đã có chủ sử dụng vào việc trồng cỏ để chăn nuôi gia súc. 2. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là đất đã có chủ sử dụng chuyên nuôi trồng thuỷ sản hoặc vừa nuôi trồng thuỷ sản vừa trồng trọt, nhưng về cơ bản không sử dụng vào các mục đích khác. 3. Đất trồng là đất đã được trồng rừng và đã giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, chăm sóc và khai thác, không bao gồm đất đồi núi trọc. Trong trường hợp không sử dụng đất thuộc diện chịu thuế theo quy định tại điều này chủ sử dụng đất vẫn phải nộp thuế theo quy định của Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp.”
- Những loại đất không chịu thuế sử dụng đất gồm:
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 74-CP, quy định các loại đất không chịu thuế sử dụng đất gồm:
“1. Đất rừng tự nhiên; 2. Đất đồng cỏ tự nhiên chưa giao cho tổ chức, cá nhân nào sử dụng; 3. Đất để ở, đất xây dựng công trình thuộc diện chịu thuế nhà đất; 4. Đất làm giao thông, thuỷ lợi dùng chung cho cánh đồng; 5. Đất chuyên dùng theo quy định tại Điều 62 của Luật đất đai là đất được xác định sử dụng vào mục đích không phải là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và làm nhà ở; 6. Đất do Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê theo quy định tại Điều 29 của Luật đất đai. Điều 4. Các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các Bên nước ngoài hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng có sử dụng đất nông nghiệp, các Bên Việt Nam được phép dùng quyền sử dụng đất nông nghiệp đưa vào góp vốn không phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp nhưng phải trả tiền thuê đất theo quy định tại Điều 79 Nghị định số 18-CP ngày 16-4-1993 của Chính phủ.”
- Các đối tượng được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp gồm:
Căn cứ tại Điều 1 Nghị quyết số 55/2010/QH12, quy định các đối tượng được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp gồm:
“Điều 1. Đối tượng được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp 1. Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp phục vụ nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm; diện tích đất trồng cây hàng năm có ít nhất một vụ lúa trong năm; diện tích đất làm muối. 2. Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho hộ nghèo. 3. Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với diện tích đất nông nghiệp trong hạn mức giao đất nông nghiệp cho các đối tượng sau đây: a) Hộ gia đình, cá nhân nông dân được Nhà nước giao đất để sản xuất nông nghiệp, bao gồm cả đất được thừa kế, cho tặng, nhận chuyển quyền sử dụng đất; b) Hộ gia đình, cá nhân là xã viên hợp tác xã sản xuất nông nghiệp đã nhận đất giao khoán ổn định của hợp tác xã, nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh để sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật; c) Hộ gia đình, cá nhân là nông trường viên, lâm trường viên đã nhận đất giao khoán ổn định của nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh để sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật; d) Hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp có quyền sử dụng đất nông nghiệp góp đất của mình để thành lập hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo quy định của Luật hợp tác xã.”
Thuế sử đụng đất đối với đất phi nông nông nghiệp
- Đối tượng nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp gồm:
Căn cứ vào Điều 1 Thông tư 153/2011, đối tượng chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp gồm:
“1. Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị quy định tại Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành. 2. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm: 2.1. Đất xây dựng khu công nghiệp bao gồm đất để xây dựng cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu sản xuất, kinh doanh tập trung khác có cùng chế độ sử dụng đất; 2.2. Đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh bao gồm đất để xây dựng cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; xây dựng cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ và các công trình khác phục vụ cho sản xuất, kinh doanh (kể cả đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh trong khu công nghệ cao, khu kinh tế); 2.3. Đất để khai thác khoáng sản, đất làm mặt bằng chế biến khoáng sản, trừ trường hợp khai thác khoáng sản mà không ảnh hưởng đến lớp đất mặt hoặc mặt đất;2.4. Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm bao gồm đất để khai thác nguyên liệu và đất làm mặt bằng chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm. 3. Đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 2 Thông tư này được các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích kinh doanh.”
- Đối tượng không chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp gồm:
Bên cạnh các đối tượng phải chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, tại Điều 2 Thông tư 153/2011 cũng quy định cụ thể về các đối tượng không phải chịu thuế gồm:
(1) Đất sử dụng vào mục đích công cộng.
(2) Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng bao gồm đất thuộc nhà chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.
(3) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.
(4) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng.
(5) Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ bao gồm diện tích đất xây dựng công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ theo khuôn viên của thửa đất có các công trình này. Trường hợp này, đất phải thuộc diện đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Các đối tượng được miễn thuế sử dụng đất phi nghiệp
Các đối tượng được miễn thuê sử dụng đất phi nông nghiệp được quy định tại Điều 9 Luật Thuế phi nông nghiệp 2010 và Điều 10 Thông tư 153/2011/TT-BTC, bao gồm:
“ 1. Đất của dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư; dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; dự án đầu tư thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; đất của doanh nghiệp sử dụng trên 50% số lao động là thương binh, bệnh binh. 2. Đất của cơ sở thực hiện xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường. 3. Đất xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, cơ sở nuôi dưỡng người già cô đơn, người khuyết tật, trẻ mồ côi; cơ sở chữa bệnh xã hội. 4. Đất ở trong hạn mức tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. 5. Đất ở trong hạn mức của người hoạt động cách mạng trước ngày 19/8/1945; thương binh hạng 1/4, 2/4; người hưởng chính sách như thương binh hạng 1/4, 2/4; bệnh binh hạng 1/3; anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; mẹ Việt Nam anh hùng; cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ khi còn nhỏ; vợ, chồng của liệt sĩ; con của liệt sĩ được hưởng trợ cấp hàng tháng; người hoạt động cách mạng bị nhiễm chất độc da cam; người bị nhiễm chất độc da cam mà hoàn cảnh gia đình khó khăn. 6. Đất ở trong hạn mức của hộ nghèo theo quy định của Chính phủ. 7. Hộ gia đình, cá nhân trong năm bị thu hồi đất ở theo quy hoạch, kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì được miễn thuế trong năm thực tế có thu hồi đối với đất tại nơi bị thu hồi và đất tại nơi ở mới. 8. Đất có nhà vườn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận là di tích lịch sử – văn hóa. 9. Người nộp thuế gặp khó khăn do sự kiện bất khả kháng nếu giá trị thiệt hại về đất và nhà trên đất trên 50% giá tính thuế.”
DỊCH VỤ LUẬT SƯ ĐẤT ĐAI TẠI CÔNG TY LUẬT VÕ & CỘNG SỰ:
Luật sư tư vấn, thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, nhà ở;
Luật sư tư vấn tính hợp pháp của hồ sơ quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
Luật sư tư vấn, thực hiện thủ tục đất đai cho người nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Việt kiều, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Luật sư tư vấn, tranh tụng giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai; ‘
Luật sư tư vấn, tranh tụng giải quyết tranh chấp liên quan đến bồi thường, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, tài sản trên đất.
Mọi vấn đề cụ thể, Quý khách hàng có thể liên hệ với Võ & Cộng Sự để được tư vấn chi tiết.
Luật sư tư vấn: 0909865891 – 0901476391
Hoặc gửi yêu cầu qua địa chỉ email: hello@voconsultants.vn
Địa chỉ văn phòng làm việc: Tầng 8, Tòa nhà Callary, số 123 Lý Chính Thắng, phường Võ Thị Sáu, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Trân trọng./.