Mua bán và sáp nhập là khái niệm không còn quá xa lạ ở Việt Nam, đặc biệt là sau khi nền kinh tế Việt Nam mở theo cam kết gia nhập WTO.
Chúng ta đã từng nghe đến những thương vụ M&A – mua bán và sáp nhập đình đám trên thị trường như: Thương vụ sáp nhập của Công ty cổ phần dịch vụ thương mại tổng hợp Vincommerce của Vingroup (bán lẻ), Công ty VinEco (nông nghiệp) và Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan – Masan Consumer Holding (tiêu dùng).Vinamilk chi gần 1.800 tỷ đồng thâu tóm GTNFoods – công ty mẹ của Mộc Châu Milk. FWD mua lại VCLI của Vietcombank.
Đặc biệt, sau khi sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, hoạt động mua bán và sáp nhập còn diễn ra mạnh mẽ ở cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
Luật sư
Mua bán vá Sáp nhập (M&A)
Dịch vụ Luật sư
– Tư vấn quy định về giới hạn sở hữu vốn nước ngoài bao gồm hạn chế thâm nhập thị trường (như mức 49% đối với công ty đại chúng, hạn chế vốn nước ngoài trong ngân hàng thương mại, hạn chế thâm nhập thị trường trong lĩnh vực du lịch, lữ hành…)
-Sự giải thích và thực hiện khác nhau của các cơ quan hành chính nhà nước đối với các hiệp ước quốc tế, như cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO
-Tư vấn cấu trúc giao dịch mua bán và sáp nhập; Đưa ra quy trình cấu trúc, tái cấu trúc nhân sự trước và sau giao dịch mua bán và sáp nhập phù hợp với quy định pháp luật.
– Đưa ra đánh giá và thẩm định pháp lý đối với các tài sản của doanh nghiệp mục tiêu như: Bất động sản, tài sản sở hữu trí tuệ, các tài sản hữu hình khác…
-Tư vấn thủ tục pháp lý áp dụng cho các loại các loại hình doanh nghiệp như (công ty có vốn đầu tư nước ngoài khác với công ty trong nước, công ty nhà nước khác với công ty tư nhân, mua cổ phần vốn nhà nước khác với cổ phần tư nhân…)
-Đại diện uỷ quyền/Luật sư tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp liên quan đến hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp.