Người lao động là nguồn nhân lực quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, rộng hơn là ảnh hưởng đến kinh tế của một quốc gia và toàn xã hội. Quan hệ giữa người lao động và doanh nghiệp là một dạng quan hệ hợp đồng đặc biệt mà tại đây, người lao động bán sức lao động (chân tay, trí óc) cho doanh nghiệp để được hưởng những thành quả tương xứng (cụ thể là tiền lương, tiền thưởng và các khoản phúc lợi khác).
Khác với các quan hệ hợp đồng khác, quan hệ hợp đồng lao động theo đó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của một con người, và gián tiếp có thể là một gia đình của người lao động. Chính vì vậy mà quan hệ này là quan hệ rất nhạy cảm, đòi hỏi sự minh bạch, sòng phẳng nhưng cũng phải phải nhân văn, thấu tình đạt lý.
Chính vì vậy, các quan hệ pháp luật về lao động tại Việt Nam có những ràng buộc rất chi tiết đối doanh nghiệp, cũng như người lao động. Ngoài việc được điều chỉnh bởi Bộ luật lao động, các nghị định và thông tư hướng dẫn; Quan hệ lao động còn được điều chỉnh bởi các văn bản nội bộ như: Nội quy lao động, thỏa ước lao động, quy chế làm việc, hợp đồng lao động…
Luật sư
Lao động
Dịch vụ Luật sư
Tư vấn, xây dựng các chính sách nội bộ về lao động: Nội quy lao động; thỏa ước lao động; quy chế làm việc, hợp đồng lao động…
Tư vấn, thay mặt giải quyết các vấn đề về tranh chấp lao động phát sinh trong doanh nghiệp;
Tư vấn, xây dựng phương án tái cơ cấu trúc lao động;
Tư vấn, thực hiện các thủ tục về đăng ký, tăng, giảm bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động;
Tư vấn xây dựng bảng lương, chính sách thưởng, chính sách phúc lợi cho người lao động;
Luật sư tranh tụng giải quyết tranh chấp lao động tại cơ quan hoà giải lao động, toà án.
Training pháp luật lao động cho bộ phận nhân sự của doanh nghiệp;
Cung cấp dịch vụ tư vấn thường xuyên chuyên sâu về pháp luật lao động.
Tư vấn, thực hiện các thủ tục hỗ trợ người lao động theo các quyết định của chính phủ.