• hello@voconsultants.vn
  • (+84) 909 865 891

Xử lý tài sản nhặt được của người khác

Index

Theo quy định của pháp luật, cần phải làm gì khi nhặt được tài sản của người khác

Căn cứ tại Khoản 1 Điều 230 Bộ luật dân sự 2015 quy định: 

Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. 

Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.”

Cách xử lý tài sản nhặt được theo quy định của pháp luật

Tại Khoản 2 Điều 230 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau: 

“a) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước; 

b) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước; người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.”

Không hoàn trả tài sản nhặt được có bị xử phạt hay không?

  • Xử lý vi phạm hành chính:

Theo quy định tại Điểm đ khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP: “Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi”; “Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;”

  • Xử lý hình sự

Người chiếm giữ trái phép tài sản của người khác nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chiếm giữ trái phép tài sản tại Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), cụ thể:

Thứ nhất: Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản: Trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; Dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được. Sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 

Thứ hai:  Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là bài viết của Võ & Cộng Sự về vấn đề nhặt được tài sản bị người khác đánh rơi và cách giải quyết.

Mọi vấn đề cụ thể, Quý khách hàng có thể liên hệ: 

DỊCH VỤ LUẬT SƯ DÂN SỰ TẠI CÔNG TY LUẬT TNHH VÕ & CỘNG SỰ 

Số điện thoại Luật sư tư vấn: 0909865891 – 0901476391. 

Hoặc gửi yêu cầu qua địa chỉ email: hello@voconsultants.vn 

Địa chỉ văn phòng làm việc: Tầng 8, Tòa nhà Callary, số 123 Lý Chính Thắng, phường Võ Thị Sáu, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. 

Trân trọng./.

Author

Author

Lawyer Vo Thi Man

Scan the QR code to connect with us

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x