Luật sư
Thừa kế
Quy định pháp luật thừa kế là một chế định cơ bản và quan trọng trong pháp luật Luật dân sự tại Việt Nam. Các quy định về pháp luật thừa kế mặc dù đã được quy định một cách rõ ràng và khá chi tiết. Tuy nhiên, vì là quan hệ pháp luật khá phổ biến, mọi cá nhân, tổ chức đều có thể trở thành đối tượng của pháp luật về thừa kế mà trên thực tế, các tranh chấp liên quan đến thừa kế thường xuyên diễn ra.
Dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật luật thừa kế giúp cho các bên tham gia vào mối quan hệ pháp luật này có được sự thông suốt pháp luật thừa kế khi cần lập di chúc, quyết định tài sản của mình sau khi chết để tránh những tranh chấp không đáng có; hiểu rõ được quyền lợi của các bên liên quan đối với di sản thừa kế do người thân để lại tránh những tranh chấp, hoặc đòi quyền lợi chính đáng của mình…
Dịch vụ chi tiết
Dịch vụ tư vấn pháp luật chung liên quan đến các vấn đề thừa kế;
Dịch vụ tư vấn, soạn thảo, hướng dẫn thực hiện việc lập di chúc đúng luật;
Dịch vụ tư vấn pháp luật, hướng dẫn khai nhận di sản thừa kế;
Dịch vụ tư vấn, đại diện đăng ký đăng bộ tài sản thừa kế sau khai nhận;
Dịch vụ Luật sư/ đại diện theo uỷ quyền giải quyết tranh chấp thừa kế tại Toà án;
Dịch vụ tư vấn pháp luật, thực hiện thủ tục thừa kế, giải quyết tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài.
I. Nội dung pháp luật cơ bản về thừa kế:
Từ trước đó, quyền thừa kế đã được xác định ở các văn bản pháp luật quan trọng như: Pháp lệnh thừa kế năm 1990; Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000; Bộ luật dân sự năm 1995; Bộ Luật dân sự năm 2005. Đến thời điểm hiện nay thì pháp luật về thừa kế được quy định cụ thể tại Bộ luật Dân sự 2015; Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản hướng dẫn khác. Theo đó, việc thừa kế có thể được thực hiện trên cơ sở di chúc hoặc theo quy định của pháp luật.
Về quyền thừa kế, pháp luật quy định bao gồm quyền để lại di sản cho người thừa kế, quyền được hưởng di sản thừa kế, quyền yêu cầu chia di sản thừa kế, quyền yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc quyền bác bỏ quyền thừa kế của người khác. Người có tài sản có quyền định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình bằng cách để lại cho người khác thông qua việc lập di chúc.
Về người thừa kế, pháp luật cũng có các yêu cầu tại thời điểm thời điểm người để lại di sản chết – tức thời điểm mở thừa kế, người thừa kế được xác định như sau:
- Là người được người để lại di sản định đoạt theo di chúc (nếu có di chúc).
- Là người thừa kế theo hàng thừa kế (theo pháp luật) được quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015.
Theo đó, hàng thừa kế theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 gồm:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Ngoài ra, người thừa kế theo di chúc cũng như theo pháp luật nêu trên phải đảm bảo đúng theo quy định tại Ðiều 613 Bộ luật Dân sự 2015 “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”
Về trưởng hợp việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm thì cũng được quy định cụ thể tại Điều 619 Bộ luật dân sự 2015 như sau: “Trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi chung là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 của Bộ luật này.”
Theo đó thì Ðiều 677 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về thừa kế thế vị: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Cuối cùng, về Di sản thừa kế thì tại Điều 612 của Bộ luật dân sự cũng đưa ra quy định chi tiết: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”. Tài sản này phải là tài sản thuộc sở hữu hợp pháp bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ giá trị được bằng tiền của người để lại thừa kế.
II. Liên hệ Luật sư tư vấn:
Số điện thoại: 0909 865 891 (Luật sư Võ Thị Mẫn)
Email: hello@voconsultants.vn – voman@voconsultants.vn
Đia chỉ văn phòng: Tầng 8, Toà nhà Callary, số 123 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Võ & Cộng Sự cung cấp các dịch vụ Luật sư, dịch vụ tư vấn pháp lý đa dạng các lĩnh vực: Luật sư doanh nghiệp, bất động sản, đất đai, dân sự, hôn nhân gia đình, pháp luật sở hữu trí tuệ, lao động, hình sự….
Liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được cung cấp các dịch vụ một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Trân trọng./.