• hello@voconsultants.vn
  • (+84) 909 865 891

Thủ tục xin Cấp giấy phép An toàn vệ sinh thực phẩm 2021

Index

AN TOÀN THỰC PHẨM LÀ GÌ VÀ VÌ SAO CẦN AN TOÀN THỰC PHẨM

An toàn thực phẩm có thể hiểu là những cách, phương thức và công việc có liên quan đến giữ cho thực phẩm luôn luôn đươc an toàn và vệ sinh sạch sẽ.

Thực phẩm có thể hiểu là những vật phẩm được đưa vào cơ thể con người nhằm cung cấp chất dinh dưỡng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của từng mỗi cá nhân. Vì vậy an toàn thực phẩm vẫn luôn là những yếu tố hàng đầu cho các Doanh nghiệp kinh doanh sản xuất liên quan đến thực phẩm. Không gì quý hơn mạng sống, hơn nữa thực phẩm còn là thứ chúng ta nạp vào cơ thể mỗi ngày. Chỉ cần nạp một lượng nhỏ thực phẩm không an toàn thực phẩm cũng có thể là nguyên nhân cho rất nhiều bệnh như độc thực phẩm, dị ứng,…

An toàn thực phẩm không chỉ là tiêu chuẩn lựa chọn của mỗi người tiêu dùng, chúng còn là tiêu chuẩn bắt buộc đối với các Doanh nghiệp kinh doanh đến thực phẩm. Cần phải đảm bảo tất cả những thực phẩm khi sản xuất từ những bước đầu như chọn nguyên liệu đến bước đóng gói, tất cả các bước đều phải hoạt động đúng tiêu chuẩn. Như vậy mới đảm bảo được sức khỏe cho người tiêu dung đồng thời là sự uy tín cho từng Doanh nghiệp

CÁC QUY ĐỊNH VỀ XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN THỰC PHẨM

Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 (Luật An toàn thực phẩm 2010) có hiệu lực từ ngày 17/06/2010.

Nghị định số 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực từ ngày 02/02/2018

Nghị định 67/2016/NĐ-CP Quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế có hiệu lực từ 01/07/2016

Nghị định 155/2018/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Y tế

CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM PHẢI CÓ GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM

Các cơ sở phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nhóm thực phẩm:
– Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, đá thực phẩm (nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm) (Trừ nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

– Thực phẩm chức năng.
– Các vi chất bổ sung vào thực phẩm.
– Phụ gia thực phẩm, hương liệu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
– Các sản phẩm khác không được quy định tại danh mục của Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
– Kinh doanh dịch vụ ăn uống (bao gồm: cửa hàng; quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín; nhà hàng ăn uống; căng tin; cơ sở chế biến suất ăn sẵn; bếp ăn tập thể)

Các cơ sở không thuộc diện Cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Được quy định rất rõ trong Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực từ ngày 02/02/2018 như sau:

1. Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

c) Sơ chế nhỏ lẻ;

d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

g) Nhà hàng trong khách sạn;

h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

i) Kinh doanh thức ăn đường phố;

k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.”

GIẤY XÁC NHẬN KIẾN THỨC AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA CHỦ SỞ HỮU

Căn cứ theo quy định mới từ Thông tư 13/2020/TT-BCT, Nghị định 155/2018/NĐ-CP và Nghị định 123/2018/NĐ-CP đã bãi bỏ tổ chức thi và cấp giấy chứng nhận kiến thức về an toàn thực phẩm. Tuy vậy, việc tập huấn cho nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm sẽ do doanh nghiệp tự tổ chức và được chủ cơ sở xác nhận.

  • HỒ SƠ CẦN CHUẨN BỊ

     1/. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Theo mẫu 1 Phụ Lục I Kèm theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Y tế).

     2/. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm 

     3/. Bản thuyết minh về Cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm(Có xác nhận của cơ sở), bao gồm:

  • Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;
  • Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.

     4/. Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về An toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Theo phần 4 nêu trên):

  • Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (có xác nhận của cơ sở);
  • Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách đã được tập huấn (có xác nhận của cơ sở).

     5/. Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; phiếu báo kết quả cấy phân âm tính mầm bệnh gây bệnh đường ruột (tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn) của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế:

  • Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (Có xác nhận của cơ sở);
  • Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách kết quả khám sức khoẻ, xét nghiệm phân của chủ cơ sở và của người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Có xác nhận của cơ sở).

CÁC THỨC THỰC HIỆN

Nộp trực tiếp tại Ban quản lý an toàn thực phẩm

Bước 1: 

Tổ chức, cá nhân sản xuất đăng ký cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện An toàn thực phẩm tại Ban quản lý An toàn thực phẩm (Ví dụ: Ban quản lý an Toàn thực phẩm TP. HCM tại Số 18 Cách Mạng Tháng Tám, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM).

Bước 2: 

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định Giấy cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả;

+ Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân bổ sung.

Bước 3: 

Trường hợp có yêu cầu hồ sơ bổ sung: Trong thời gian 5 ngày làm việc, Ban quản lý có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho cơ sở và nêu rõ lý do. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu bổ sung, cơ sở phải có văn bản bổ sung nếu không thì hồ sơ sẽ không hợp lệ.

Trong trường hợp không có yêu cầu bổ sung: Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban quản lý An toàn thực phẩm Tổ chức thẩm định cơ sở.

Nếu kết quả thẩm định đạt yêu cầu, Ban quản lý An toàn thực phẩm cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở trong thời hạn 5 ngày làm việc.

Bước 4:

Căn cứ vào ngày hẹn trong Giấy tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, đến nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Ban Quản lý An toàn thực phẩm.

Thời gian giải quyết: Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Author

Author

Lawyer Vo Thi Man

Scan the QR code to connect with us

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x