Lựa chọn loại hình nào khi thành lập Công ty là câu hỏi luôn đặt ra cho mỗi nhà đầu tư khi khởi sự với việc thành lập Công ty. Tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp thì các quy định pháp luật, thể chế tài chính cũng như các ưu nhược điểm cũng khác nhau.
Hiện nay, loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp phổ biến được áp dụng phổ biến, đặc biệt là cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ. Theo đó cơ chế tài chính và quản trị có những thuận lợi nhất định nhất định.
Khái niệm về công ty TNHH:
Luật doanh nghiệp 2020 không đưa ra khái niệm cụ thể như thế nào là công ty trách nhiệm hữu hạn, theo đó theo quy định cụ thể tại khoản 7, điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 chỉ có quy định chung về giải thích từ ngữ “7. Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên”.
Đặc điểm của công ty TNHH:
Theo quy định tại Điều 74 Luật doanh nghiệp 2020 “Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty”.
Và theo quy định tại Điều 46 Luật doanh nghiệp 2020 “1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật này”
Theo đó thì khoản 4 Điều 47 của Luật doanh nghiệp 2020 quy định “Trường hợp có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều này. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên”.
Từ các quy định đã trích dẫn trên, cũng như các quy định khác tại Luật doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn, có thể rút ra các đặc điểm chung của loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn như sau:
- Cả công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đều có tư cách pháp nhân từ kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, có thể do cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu.
- Bị hạn chế về số lượng thành viên góp vốn: Theo đó Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên thì chỉ có cá nhân hoặc tổ chức là chủ sở hữu, Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên thì có từ 2 đến 50 thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân. Đây là điểm khác biệt lớn đối với loại hình công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh.
- Không được phát hành cổ phần nhưng được quyền phát hành trái phiếu;
- Tên doanh nghiệp bắt buộc phải có cụm từ thể hiện loại hình công ty “Công ty trách nhiệm hữu hạn;
- Việc chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên phải tuân theo các quy định về chào bán ưu tiên cho các thành viên còn khác trong công ty trước khi chào bán tự do cho cá nhân, tổ chức không phải là thành viên góp vốn.
- Cơ cấu quản lý gọn nhẹ, phụ thuộc vào số lượng thành viên. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, nếu công ty có từ 11 thành viên trở xuống cơ cấu tổ chức quản trị gồm có hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất, sau đó là chủ tịch công ty và giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) điều hành, nếu Công ty có 12 thành viên trở lên phải lập thêm ban kiểm soát. Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một tổ chức sở hữu. Tùy thuộc quy mô, ngành, nghề kinh doanh cơ cấu tổ chức quản lý bao gồm: Hội đồng quản trị và giám đốc (Tổng giám đốc). Hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc (Tổng giám đốc).
Thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn
Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp:
Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh theo phương thức sau đây:
- Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
- Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
- Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
Hồ sơ đăng ký công ty TNHH:
Căn cứ quy định tại Điều 21 Luật doanh nghiệp 2020, được hướng dẫn chi tiết bởi Nghị định 01/2020/NĐ-CP và thông tư 01/2021/TT-BKHĐT, hồ sơ đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ;
- Danh sách thành viên góp vốn (Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên);
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo pháp luật; thành viên góp vốn là cá nhân; người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu;
- Bản sao hợp lệ giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền;
- Giấy ủy quyền để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp;
- Giấy chứng nhận đầu tư (nếu có theo quy định của pháp luật đầu tư)
Đối với thành viên, chủ sở hữu là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
Theo quy định pháp luật hiện nay, người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương mà công ty đặt trụ sở .
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Thành lập doanh nghiệp nói chung, thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn nói riêng như đã nói từ đầu bài viết không quá phức tạp. Tuy nhiên, đi kèm theo việc thành lập doanh nghiệp là các yêu cầu về việc nắm bắt các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh, xây dựng văn bản nội bộ doanh nghiệp cũng như các quy định khác nhằm đảm bảo doanh nghiệp được thành lập vận hành ổn định và lâu bền. Vì vậy, việc sử dụng dịch vụ đăng ký doanh nghiệp của các công ty Luật, Luật sư Doanh nghiệp uy tín sẽ là “chìa khoá” an tâm khi nhà đầu tư lựa chọn.
Tìm hiểu thêm các bài viết liên quan:
https://voconsultants.vn/thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-co-phan-2021/
https://voconsultants.vn/dang-ky-doanh-nghiep/
Dịch vụ Luật sư Doanh nghiệp:
Phạm vi dịch vụ đăng ký doanh nghiệp là gói dịch vụ bổ trợ do nhóm Luật sư Doanh nghiệp của chúng tôi phụ trách, với kiến thức pháp luật chuyên môn cao về pháp luật Doanh nghiệp, đầu tư, kinh doanh thương mại.
Liên hệ luật sư Doanh nghiệp: 0909 865 891 – 0901 476 391
Hoặc địa chỉ email: hello@voconsultants.vn
Địa chỉ văn phòng làm việc: Tầng 8, Tòa nhà Callary, số 123 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Trân trọng./.