• hello@voconsultants.vn
  • (+84) 909 865 891

Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp

Index

Trong hoạt động thành lập doanh nghiệp, góp vốn là nghĩa vụ bắt buộc mà nhà đầu tư phải thực hiện theo quy định pháp luật. Theo khái niệm tại Khoản 18 Điều 4 Luật Doanh Nghiệp 2020 Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập. Như vậy, Luật doanh nghiệp 2022 chỉ rõ việc góp vốn chính là việc góp tài sản. Trong bài viết hôm nay, Võ Consultants sẽ cung cấp chi tiết hơn về “tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp”.

Tài sản được phép dùng để góp vốn:

Theo quy định tại điều Khoản 1 Điều 34 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam”.

Như vậy, pháp luật đã có sự liệt kê khá chi tiết về loại tài sản được phép dùng để góp vốn gồm:

  • Đồng Việt Nam;
  • Ngoại tệ chuyển đổi tự do;
  • Vàng;
  • Quyền sử dụng đất;
  • Quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật;
  • Tài sản khác.

Việc để liệt kê thêm cụm từ “tài sản khác” trong các loại tài sản được quyền góp vốn cho thấy pháp luật Donah nghiệp có sự cở mở, tạo điều kiện cho sự đa dạng các loại tài sản trong hoạt động góp vốn, từ đây tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đâu tư. Trên thực tế không ít nhà đầu tư thực hiện việc góp vốn vào doanh nghiệp bằng các tài sản khác như: Dây chuyển sản xuất; Xe; Công trình…

Tuy nhiên, cũng chính tại quy định này, Luật doanh nhiệp cũng đưa ra các “tính chất” buộc phải có của tài sản góp vốn:

  • Tài sản này có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam;
  • Tài sản này phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp hoặc quyền sử dụng hợp pháp của nhà đầu tư thực hiện góp vốn.

Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn:

Theo như liệt kê về tài sản được quyền thực hiện góp vốn đã nêu tại mục 1, chúng ta có thể thấy những tài sản này có thể phân thành 02 nhóm: (1) Nhóm tài sản có đăng ký quyền sở hữu: Quyền sử dụng đất, xe, quyền sở hữu trí tuệ…; (2) Nhóm tài sản không đăng ký quyền sở hữu: Đồng Việt Nam, ngoại tệ chuyển đổi tự do, vàng, dây chuyền sản xuất… Tuỳ thuộc vào tài sản góp vốn thuộc vào nhóm (1) hay nhóm (2) có nêu tại đây thì việc chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cũng có những khác biệt.

Đối với nhóm tài sản có đăng ký quyền sử hữu thì căn cứ vào Điều 35 Luật Doanh Nghiệp 2022, việc chuyển quyền sỡ hữu được quy định “người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;”.

Đối với nhóm tài sản không đăng ký quyền sở hữu, cũng tại quy định tại Điều 35 Luật doanh nghiệp 2022 này thì “việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản. Riêng nhóm tài sản không có đăng ký thì gần như chúng ta có thể chia thành hai nhóm nhỏ là tài sản phải giao nhận và tài sản có thể chuyển khoản (tiềnm ngoại tệ chuyển đổi tự do). Chính vì vậy mà pháp luật quy định việc chuyển quyền sữ hữu đối với tài sản này là thực hiện giao tài sản trừ trường hợp chuyển khoản. Khác với tài sản phải đăng ký có thể xác định việc chuyển quyền sở thông qua thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tài khoản có thể chuyển khoản có thể xác nhận thời điểm thực hiện chuyển tài sản góp vốn thông qua thông tin chuyển khoản thì Luật doanh nghiệp cũng bắt buộc đối với tài sản chuyển quyền sở hữu theo hình thức giao nhận thì phải cóBiên bản giao nhận tài sản góp vốnvới đầy đủ các nội dung theo quy định pháp luật.

Hơn nữa, áp dụng cho tất cả các nhóm tài sản thì“Việc góp vốn chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.”

Định giá tài sản góp vốn:

Theo quy định tại điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020, nếu tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc vàng thì phải được định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.

Việc định giá này sẽ được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận. Hoặc do tổ chức thẩm định giá thực hiện, trường hợp nếu tổ chức thẩm định giá thực hiện thẩm định thì “giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận”.

Nếu như tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn “thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế”.

Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá.

Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận. Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

Thời hạn thực hiện góp vốn:

Theo qui định pháp luật tại điều 47 Luật doanh nghiệp 2020 “Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản

Nếu trong thời hạn này “thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết. Thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại”

Trong trường hợp, sau thời gian góp vốn quy định mà vẫn có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ vốn đã cam kết thì sẽ xử lý như sau:

  • “Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty;
  • Thành viên chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;
  • Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên

Trường hợp có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp theo quy địn. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên.

“Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ty”.

Xử phạt hành chính trong hoạt động góp vốn:

Xử phạt hành chính trong hoạt động góp vốn gồm hai vấn đề sau:

  • Thời gian góp vốn;
  • Định giá sai tài sản góp vốn;
    • Biện pháp xử phạt

Căn cứ vào khoản 3 điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định cụ thể như sau: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập theo quy định tại cơ quan đăng ký kinh doanh khi đã kết thúc thời hạn góp vốn và hết thời gian điều chỉnh vốn do thành viên, cổ đông sáng lập không góp đủ vốn nhưng không có thành viên, cổ đông sáng lập nào thực hiện cam kết góp vốn;

b) Cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị”.

  • Biện pháp khắc phục hậu quả

Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm thời hạn góp vốn được quy định tại điểm b khoản 5 điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP:  “Buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập

Đối với vi phạm trong vấn đề định giá sai tài sản góp vốn, căn cứ vào quy định tại điều khoản 3 điều 36 Luật Doanh Nghiệp 2020, trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn “giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế”.

Trên đây là các chia sẻ của Luật sư, mang tính chất cung cấp thông tin không nhằm mục đích tư vấn và không phải là ý kiến tư vấn, Võ Consultants không chịu trách nhiệm trong mọi trường hợp.

Đối với từng trường hợp cụ thể, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Võ Consultants để được tư vấn chi tiết.

Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp: 0909 865 891 – 0901 476 391

Hoặc gửi yêu cầu qua địa chỉ email: hello@voconsultants.vn

Địa chỉ văn phòng làm việc: Tầng 8, Toà nhà Callary, số 123 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Trân trọng./.

Author

Author

Lawyer Vo Thi Man

Scan the QR code to connect with us

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x