• hello@voconsultants.vn
  • (+84) 909 865 891

Quy định nhận con nuôi tại Việt Nam

Index

Việc nhận con nuôi vốn là một việc làm nhân đạo, thể hiện tính nhân văn sâu sắc. Trên thực tế hiện nay ở xã hội Việt Nam việc nhận con nuôi không còn quá xa lạ. Và cũng như các quan hệ xã hội khác, quan hệ nhận con nuôi được ghi nhận và quy định chi tiết bởi pháp luật mà theo đó, các cá nhân, tổ chức tham gia vào quan hệ này buộc phải tuân thủ.

Điều kiện nhận nuôi con nuôi ở Việt Nam

1.1 Điều kiện đối với người nhận con nuôi

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 14 Luật Nuôi Con Nuôi 2010, thì điều kiện đối với người nhận con nuôi bao gồm các điều kiện sau:

“a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

 b) Hơn người được nhận nuôi trên 20 tuổi trở lên

 c) Có tư cách đạo đức tốt”

 d) Phải có điều kiện về kinh tế, chổ ở đảm bảo việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi”.

Đối với trường hợp chồng nhận nuôi con riêng của vợ, mẹ kế nhận nuôi con riêng của chồng, hoặc các người thân thích bên họ vợ hoặc họ chồng làm con nuôi thì không cần áp dụng hai điều kiện c và d trong khoản 1 điều này.

1.2 Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi

Căn cứ vào Điều 8 Luật Nuôi Con Nuôi 2010, thì điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi bao gồm các điều kiện sau:

  • Trường hợp thứ nhất: trẻ em dưới 16 tuổi
  • Trường hợp thứ hai: người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu: được cha dượng của mẹ, mẹ kế của chồng nhận làm con nuôi hoặc cô, cậu, chú, bác, dì ruột nhận làm con nuôi.

Thủ tục nhận nuôi con nuôi ở Việt Nam

2.1 Hồ sơ của người nhận con nuôi

Hồ sơ của người nhận con nuôi được quy định tại Điều 17 của Luật Nuôi Con Nuôi 2010, gồm:

  • Đơn xin phép nhận nuôi con nuôi phải hợp lệ theo quy định của pháp luật.
  • Bản sao công chứng hợp lệ của hộ chiếu/Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân có giá trị pháp lý chứng minh tư cách cá nhân thay thế.
  • Phiếu lý lịch tư pháp.
  • Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân hợp lệ.
  • Giấy khám sức khỏe hợp lệ do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.
  • Văn bản xác nhận hợp lệ về hoàn cảnh gia đình, điều kiện tài chính-kinh tế do UBND cấp xã nơi thường trú cấp.

2.2 Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi

Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi được quy định tại điều 18 của Luật nuôi con nuôi 2020, gồm:

  • Giấy khai sinh của người được nhận nuôi.
  • Giấy khám sức khỏe hợp lệ, do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp.
  • Hai tấm ảnh toàn thân (Yêu cầu: nhìn thẳng, không chụp quá 6 tháng).
  • Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự.
  • Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

Lưu ý: Trường hợp người được nhận làm con nuôi vẫn có ba mẹ đẻ, hoặc chỉ có ba đẻ, hoặc chỉ có mẹ đẻ vẫn còn sống, vẫn có đầy đủ năng lực hành vi thì việc nhận nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ, căn cứ theo điều 21 của Luật nhận nuôi con nuôi 2010.

Quy trình thủ tục đăng ký nhận con nuôi ở Việt Nam

Quy trình nhận nuôi con nuôi gồm 3 bước như sau:

  • Bước 1: Cá nhân nhận nuôi con nuôi tiến hành nộp hồ sơ nhận nuôi con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền đăng ký. Việc nhận nuôi con nuôi trong nước sẽ được thực hiện tại UBND cấp xã nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi hoặc của người nhận nuôi, căn cứ theo điều 9 Luật nuôi con nuôi 2010.
  • Bước 2: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra lại hồ sơ và lấy ý kiến của những người có liên quan. UBND xã phải thông báo bằng văn bản có ghi rõ lý do cho người nhận nuôi con nuôi trong trường hợp từ chối việc đăng ký. Việc lấy ý kiến phải được lập thành văn bản và có chữ ký/điểm chỉ của người được lấy ý kiến.
  • Bước 3: Cá nhân nhận nuôi con nuôi đăng ký nuôi con nuôi.

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 22 Luật nuôi con nuôi quy định “Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người quy định tại Điều 21 của Luật nuôi con nuôi 2010.”

Giấy chứng nhận nuôi con nuôi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận nuôi con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi.

Lệ phí của việc đăng ký nhận nuôi con nuôi trong nước là: 400.000 đồng theo quy định tại NĐ 114/2016/NĐ-CP.

Các hành vi bị nghiêm cấm khi nhận nuôi con nuôi:

Nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của người được nhận nuôi, cũng như tránh các trường hợp các cá nhân, tổ chức lợi dụng việc nhận con nuôi để thực hiện các mục đích trái pháp luật. Pháp luật cũng có những quy định về việc nghiêm cấm các hành vi cụ thể sau khi nhận nuôi con nuôi, bao gồm:

  • Việc nhận nuôi con nuôi là để trục lợi, bóc lột sức lao động của trẻ em là con nuôi, xâm hại tình dục trẻ, mua bán trẻ em.
  • Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.
  • Có sự phân biệt đối xử giữa con nuôi và con đẻ.
  • Lợi dụng việc cho, nhận con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.
  • Việc làm con nuôi của thương binh, liệt sĩ, những người có công với cách mạng, nhà nước, người dân tộc thiểu số nhằm mục đích hưởng các chế độ đãi ngộ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.
  • Ông, bà nhận cháu làm con nuôi của mình hoặc anh, chị, em tự quyết nhận nhau làm con nuôi.
  • Việc nhận nuôi con nuôi bị lợi dụng để vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến phong tục tập quán, truyền thống văn hóa dân tộc.

Trên đây là các chia sẻ của Luật sư, mang tính chất cung cấp thông tin không nhằm mục đích tư vấn và không phải là ý kiến tư vấn, Võ Consultants không chịu trách nhiệm trong mọi trường hợp. Đối với từng trường hợp cụ thể, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Võ Consultants để được tư vấn chi tiết.

Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp: 0909 865 891 – 0901 476 391

Hoặc gửi yêu cầu qua địa chỉ email: hello@voconsultants.vn

Địa chỉ văn phòng làm việc: Tầng 8, Toà nhà Callary, số 123 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trân trọng./.

Author

Author

Lawyer Vo Thi Man

Scan the QR code to connect with us

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x