Hiện nay, vấn đề học ngoại ngữ đã trở nên rất cần thiết đối với học sinh, sinh viên cũng như những người đi làm. Để đáp ứng được nhu cầu của xã hội, đã có rất nhiều các trung tâm ngoại ngữ được thành lập để đào tạo nhiều loại ngôn ngữ khác nhau: tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Trung, tiếng Nhật…Đối với bất kỳ hình thức kinh doanh nào, việc thành lập và đi vào hoạt động đều phải tuận thủ theo quy định của pháp luật hiện hành. Bài viết dưới đây, Võ & Cộng Sự sẽ mang đến những thông tin cần thiết đến chúng ta về điều kiện để thành lập một trung tâm ngoại ngữ.
Khái niệm cơ bản
Hiện nay, việc dạy ngoại ngữ đang được thực hiện dưới hai hình thức, là dạy ngoại ngữ online và dạy ngoại ngữ ở các trung tâm. Nghị định 46/2017/NĐ-CP không có quy định cụ thể để thể hiện sự phân tách rõ hình thức của hoạt động trung tâm ngoại ngữ là trực tiếp hay online. Tuy nhiên, khi muốn dạy ngoại ngữ online vẫn phải đảm bảo các điều kiện nhất định, trong đó có cả việc đảm bảo về cơ sở vật chất và đội ngũ nhân sự. Cho nên việc thành lập trung tâm ngoại ngữ là thật sự cần thiết.
- Trung tâm ngoại ngữ là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 2 Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT ngày 21/8/2018: “Trung tâm ngoại ngữ, tin học là cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm: 1. Trung tâm ngoại ngữ, tin học công lập do Nhà nước đầu tư thành lập và đảm bảo Điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân có con dấu và tài Khoản riêng. 2. Trung tâm ngoại ngữ, tin học tư thục do tổ chức, cá nhân trong nước đầu tư thành lập và đảm bảo Điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài Khoản riêng. 3. Trung tâm ngoại ngữ, tin học có vốn đầu tư nước ngoài do cá nhân, tổ chức kinh tế nước ngoài đầu tư toàn bộ hoặc góp một phần vốn để thành lập và đảm bảo Điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật, được phép sử dụng con dấu và tài Khoản riêng.”.
Quy định của pháp luật về điều kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ
Đối tượng có quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ
Tại quy định Điều 2 Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT, đã quy định cụ thể 3 hình thức của trung tâm ngoại ngữ:
“Trung tâm ngoại ngữ do Nhà nước thành lập;
Trung tâm ngoại ngữ do tổ chức, cá nhân trong nước thành lập;
Trung tâm ngoại ngữ do cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài góp vốn toàn bộ hoặc một phần thành lập;”
Như vậy, cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự, tổ chức kinh tế xã hội có thể thành lập trung tâm ngoại ngữ theo quy định của pháp luật.
Thẩm quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ
Đối với thẩm quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ, được quy định tại Điều 47/2017:
“a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (nếu được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền) quyết định đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học trực thuộc; các trung tâm ngoại ngữ, tin học thuộc trường trung cấp; các trung tâm ngoại ngữ, tin học do các tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập;
b) Giám đốc đại học, học viện, hiệu trưởng trường đại học, trường cao đẳng quyết định đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học trực thuộc;
c) Người đứng đầu tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế được pháp luật cho phép thành lập các trung tâm đào tạo trực thuộc có thẩm quyền quyết định đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học trực thuộc.”
Cơ quan có quyền cấp phép thành lập trung tâm ngoại ngữ
Căn cứ tại Điểm a, khoản 1, Điều 49 Nghị định 46/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 135/2018/NĐ-CP: “Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi Trung tâm ngoại ngữ đặt địa điểm là người có thẩm quyền quyết định cho phép thành lập các trung tâm ngoại ngữ”
Điều kiện thành lập trung tâm ngoại ngữ
Điều kiện về cơ sở vật chất của trung tâm
Căn cứ tại Điều 48 Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 135/2018/NĐ-CP về điều kiện để trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục được hoạt động, phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập của người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 47 (Mục 2).
+ Có đủ phòng học, phòng chức năng phù hợp, đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo; phòng làm việc cho bộ máy hành chính theo cơ cấu tổ chức của trung tâm để phục vụ công tác quản lý, đào tạo. Phòng học đủ ánh sáng, có diện tích tối thiểu bảo đảm 1,5 m2/học viên/ca học.
+ Có giáo trình, tài liệu, thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập theo yêu cầu của chương trình đào tạo; có thư viện, cơ sở thí nghiệm, thực tập, thực hành và các cơ sở vật chất khác đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo và hoạt động khoa học công nghệ.”
Điều kiện về đội ngũ nhân sự tại trung tâm
Căn cứ tại Điều 48 Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 135/2018/NĐ-CP về điều kiện để trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục được hoạt động, phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Có cán bộ quản lý, giáo viên, kỹ thuật viên giảng dạy lý thuyết, thực hành bảo đảm trình độ chuyên môn theo quy định; kế toán, thủ quỹ đáp ứng yêu cầu hoạt động của trung tâm. Số lượng giáo viên phải bảo đảm tỷ lệ trung bình không quá 25 học viên/1 giáo viên/ca học.
Điều kiện về cơ sở vật chất và về nhân sự của trung tâm phải được chứng minh trong hồ sơ xin cấp phép thành lập trung tâm ngoại ngữ bằng các văn bản tài liệu.
Hồ sơ xin cấp phép thành lập trung tâm ngoại ngữ
Theo quy định tại khoản 2, Điều 49 Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 135/2018/NĐ-CP, hồ sơ xin cấp phép thành lập trung tâm ngoại ngữ gồm:
“a) Tờ trình đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục;
b) Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu quyết định thành lập trung tâm do người có thẩm quyền cấp;
c) Nội quy hoạt động giáo dục của trung tâm;
d) Báo cáo về cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình, tài liệu dạy học; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; văn bản chứng minh về quyền sử dụng hợp pháp đất, nhà; nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động của trung tâm (Giấy xác nhận tài khoản ngân hàng của Công ty: có tối thiểu 300 triệu đến 500 triệu đồng).”
Tuy nhiên, bên cạnh việc xin Giấy phép hoạt động thì Trung tậm ngoại ngữ cần phải có Giấy phép phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật để có thể đưa trung tâm vào hoạt động (vì đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện).
Quy định của pháp luật về việc xin Giấy phép phòng cháy chữa cháy cho trung tâm ngoại ngữ.
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định cụ thể về điều kiện xin cấp Giấy phép phòng cháy chữa cháy cho trung tâm ngoại ngữ như sau:
- Phải có Giấy huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy cho nhân viên;
- Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
- Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt,..
Trên đây là các chia sẻ của Luật sư, mang tính chất cung cấp thông tin không nhằm mục đích tư vấn và không phải là ý kiến tư vấn, Võ & Cộng Sự không chịu trách nhiệm trong mọi trường hợp.
Đối với từng trường hợp cụ thể, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Võ & Cộng Sự để được tư vấn chi tiết. Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp: 0909 865 891 – 0901 476 391
Hoặc gửi yêu cầu qua địa chỉ email: hello@voconsultants.vn
Địa chỉ văn phòng làm việc: Tầng 8, Toà nhà Callary, số 123 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Trân trọng./.