Với sự phát triển của các quan hệ xã hội hiện nay, cũng như sự mở cửa kinh tế giữa các nước ngày càng mạnh mẽ, việc sử dụng dịch vụ pháp lý, dịch vụ Luật sư không còn quá xa lạ. Hơn nữa, tương ứng với mỗi lĩnh vực trong cuộc sống, tại từng quốc gia khác nhau, lại chịu sự ràng buộc của rất nhiều các quy định pháp luật khác nhau. Nên việc sử dụng dịch vụ pháp lý, dịch vụ Luật sư không những giúp cho các cá nhân, tổ chức xử lý các vấn đề liên quan đến pháp lý một cách hiệu quả hơn, mà còn tiết kiệm rất nhiều thời gian, thậm chí là chi phí và giảm đi các yếu tố rủi ro pháp lý.
Dịch vụ
Dịch vụ pháp lý
Dịch vụ
Dịch vụ pháp lý là gì?
Trong hợp tác quốc tế, theo WTO dịch vụ pháp lý được quy định khái quát “bao gồm các lĩnh vực tư vấn và đại diện đối với pháp luật nước tiếp nhận dịch vụ, pháp luật của nước sở tại, nước thứ ba, luật pháp quốc tế; dịch vụ chứng thực giấy tờ tài liệu; các dịch vụ tư vấn và thông tin khác”. Cụ thể theo WTO, dịch vụ pháp lý (legal services) bao gồm dịch vụ tư vấn, dịch vụ tranh tụng cũng như toàn bộ các hoạt động liên quan đến việc thi hành công lý (như hoạt động của thẩm phán, công tố viên, v.v…). Tuy nhiên, loại hoạt động liên quan đến thi hành công lý bị gạt ra ngoài phạm vi của Hiệp định chung về thương mại dịch vụ của WTO (viết tắt là GATS), bởi vì ở hầu hết các nước, các hoạt động này được coi là “loại dịch vụ được cung cấp để thi hành thẩm quyền của Chính phủ” theo Điều I (3) (c) GATS (dịch vụ được cung cấp không trên cơ sở thương mại cũng như không trên cơ sở cạnh tranh với một hoặc nhiều người cung cấp).
Trong “Danh sách phân loại ngành dịch vụ” của WTO (tài liệu MTN.GNS /W/120), “(a) dịch vụ pháp lý” được liệt kê như một phân ngành của “(1) dịch vụ kinh doanh” và “(A) dịch vụ chuyên nghiệp”. Theo đó, “dịch vụ pháp lý” được chia thành “dịch vụ tư vấn pháp lý và đại diện liên quan đến luật hình sự”, “dịch vụ tư vấn pháp lý và đại diện trong các thủ tục tư pháp liên quan đến các lĩnh vực luật khác”, “dịch vụ tư vấn pháp lý và đại diện trong các thủ tục luật định của các tòa án, hội đồng bán tư pháp, v.v. ” , “dịch vụ chứng nhận tài liệu pháp lý” và “các thông tin tư vấn và pháp lý khác” . Việc sửa đổi CPC của Liên Hợp quốc đã được ủy ban thống kê của Liên Hợp quốc thông qua vào tháng 2 năm 1997 khiến phân loại dịch vụ pháp lý về cơ bản không thay đổi. Tuy nhiên, nó bao gồm như một phân nhóm của dịch vụ pháp lý “Dịch vụ trọng tài và hòa giải”, trước đây là một phần của dịch vụ tư vấn quản lý.
Tại Việt Nam, theo quy định tại Điều 4, Luật Luật sư 2006 thì “Dịch vụ pháp lý của luật sư bao gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các dịch vụ pháp lý khác”. Dịch vụ pháp lý khác cũng được giải thích tại Luật Luật sư chi tiết là “Dịch vụ pháp lý khác của luật sư bao gồm giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính; giúp đỡ khách hàng về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại; dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch và giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luật”
Dịch vụ pháp lý bao gồm cả dịch vụ Luật sư và cũng có thể hiểu là bao gồm những công việc như tham gia tố tụng với tư cách là người tham gia bào chữa cho thân chủ tức là những bị can, bị cáo hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự. Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án dân sự, lao động, thương mại, hành chính; Việc tham gia tố tụng trọng tài để giải quyết tranh chấp; Tư vấn pháp luật đối với các lĩnh vực như dân sự, hình sự, lao động…, soạn thảo hợp đồng, đơn từ theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức; Đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức để thực hiện công việc có liên quan đến pháp luật; Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật. Và một yếu tố quan trọng, dịch vụ pháp lý là “đặc quyền” mà chỉ có Luật sư, tổ chức hành nghề Luật sư có thể cung cấp cho khách hàng của mình, được pháp luật quy định nghiêm ngặt về các các điều kiện hành nghề.
Ai là người được quyền cung cấp dịch vụ pháp lý
Tại Việt Nam hiện nay, theo quy định về hình thức, thẩm quyền quản lý, cung cấp/thực hiện một hoặc nhiều hoạt động là dịch vụ pháp lý, như: Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012); Luật Trọng tài thương mại năm 2010; Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017… và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nội dung các văn bản này quy định rõ về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; quy định cụ thể về tiêu chuẩn hành nghề, chứng chỉ hành nghề, hình thức hành nghề, quyền và nghĩa vụ của các chức danh; trình tự thủ tục hành nghề và về thù lao, chi phí, nội dung quản lý nhà nước theo phạm vi tương ứng.
Theo quy định hiện hành, chỉ Luật sư mới được làm dịch vụ pháp lý. Và như đã nói tại phần 1, dịch vụ pháp lý là “đặc quyền” mà chỉ có Luật sư cung cấp với tư cách cá nhân, tổ chức hành Luật sư cung cấp dưới dạng tổ chức hành nghề.
Chuyên gia pháp lý
Thông tin
Kết nối với chúng tôi qua thông tin sau
hello@voconsultants.vn
Số điện thoại
(+84)909 865 891
Giờ làm việc
8h00 - 17h30 (T2 - T6)
8h00 - 12h00 (Thứ 7)
Địa chỉ :
Tầng 8 Tòa nhà Callary, 123 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Quét mã QR code để liên hệ trực tiếp cùng Luật sư
Luôn lắng nghe để tìm ra giải pháp tốt nhất